Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mọi người nên biết

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạn

Ngày nay, bảo quản thực phẩm là một công việc mà các chị em phụ nữ phải làm hàng ngày. Bảo quản thực phẩm tốt cũng là giữ gìn sức khỏe cho cả nhà. Ở bài này mình xin hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh – để các bạn có thể bảo quản thực phẩm hiệu quả, giữ được hương vị thơm ngon và chất lượng dinh dưỡng trong thực phẩm.

BẢO QUẢN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Có 2 mục đích của việc bảo quản thực phẩm đó là:

  • Làm chậm quá trình oxy hóa của thực phẩm, đồ ăn.
  • Làm chậm (ức chế) sự phát triển của các vi sinh vật gây hư hỏng cho thực phẩm.

Tóm lại, bảo quản thực phẩm là giữ trọn vẹn hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH TỐT NHẤT

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được các gia đình áp dụng hàng ngày. Ngày nay, gia đình nào cũng đều có 1 chiếc tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm.

1. Bảo quản Thực phẩm tươi sống (Thịt, Cá)

cách bảo quản thực phẩm thịt cá trong tủ lạnh

Thịt, cá, hải sản và các thực phẩm tươi sống nói chung đều bị phân hủy rất nhanh. Vì vậy đồ tươi sống khi mua về bạn cần bảo quản làm lạnh càng nhanh chóng.

Ngăn mát thì có thể bảo quản từ 1-2 ngày, ngăn đông thì bảo quản từ 06 – 12 tháng ở nhiệt độ -180C.

* Một vài lưu ý khi bảo quản thịt cá trong tủ lạnh:
  • Rửa sạch trước: Bạn cần rửa sạch thịt, cá trước khi bảo quản và có thể ướp gia vị nếu cần.
  • Bọc, gói lại hoặc đóng hộp kín: Nên chia ra từng phần nhỏ và bọc lại bằng túi nylon hoặc cho vào các hộp bảo quản để tránh nhiễm khuẩn & gây mùi cho các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Bảo quản đúng cách sẽ giúp thực phẩm của bạ tươi ngon hơn và giữ nguyên được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

* Lưu ý để Rã đông đúng cách:

Rã đông bằng ngăn mát sẽ hơi lâu nhưng lại là phương pháp rã đông an toàn nhất, duy trì các chất dinh dưỡng trong thực phẩm tốt nhất.

Có 2 cách rã đông mọi người thường xuyên sử dùng:

  • Rã đông nhanh: dùng lò vi sóng (khoảng 2-3 phút), rã đông bằng nước (15-20 phút), rã đông tự nhiên ngoài không khí (30-45 phút). Đã rã đông nhanh thì không được cấp đông lại.
  • Rã đông chậm bằng ngăn mát: khoảng 4-5 tiếng. Ưu điểm của cách này là nếu không dùng hết bạn có thể mang lên ngăn đá để cấp đông lại.

2. Bảo quản Trái Cây tươi trong tủ lạnh

cách bảo quản thực phẩm hoa quả trong tủ lạnh

Trái cây không nên bảo quản cùng với rau, củ trong tủ lạnh. Vì trái cây sẽ sinh ra khí Etylen làm rau, củ dễ bị hỏng, úng.

Trái cây nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa từ 5-7 ngày.

* Một số lưu ý khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh:
  • Chọn trái cây tươi ngon, vừa chín tới trước khi bảo quản. Lưu ý nếu quả nào bị dập, nhũn thì bạn nên cắt bỏ phần đó đi trước rồi mới bảo quản.
  • Không nên rửa trái cây trước khi bảo quản. Chỉ rửa khi lấy ra dùng.
  • Nếu bọc trái cây thì bạn nhớ phải có các lỗ thông hơi, tránh trái cây bị úng và hư.
  • Trái cây chín bạn có thể gọt vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn và cho vào hộp bảo quản có nắp đậy để ăn dần.

* Các loại trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh là: Cà chua, dưa hấu, khoai lang

* Các loại trái cây cần để chín trước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh: quả đào, quả mận, đu đủ, xoài, cà chua, quả bơ, chuối, dưa. Những loại quả này nếu bạn cho vào tủ lạnh thì chúng sẽ không chín nữa, nếu bạn lấy ra môi trường bên ngoài thì bị hỏng luôn chứ cũng không tiếp tục chín.

3. Bảo quản Rau, Củ trong tủ lạnh

cách bảo quản thực phẩm rau củ trong tủ lạnh

Để bảo quản rau củ được lâu, bạn có thể dùng giấy báo bọc bên ngoài. Lưu ý các bạn cần tránh tiếp xúc giấy báo trực tiếp với rau củ vì mực in trong giấy có chứa chì, hại cho sức khỏe.

* Một số lưu ý khi bảo quản Rau, củ trong tủ lạnh:
  • Nhặt bỏ các phần rau bị hỏng trước khi bảo quản.
  • Không nên rửa nước trước khi bảo quản, vì khi đó rau sẽ nhanh bị úng và hư ngay (giống như bảo quản trái cây).
  • Bọc rau củ bằng các túi nylon thoáng khí hoặc các loại giấy bảo quản thực phẩm là tốt nhất.
  • Để các loại rau cũ hoặc cần dùng ra ngoài trước để dễ nhớ và sử dụng.
* Bảo quản rau thơm, đồ nêm trong tủ lạnh
  • Đầu tiên bạn nhặt rau, loại bỏ những cọng hư, úng, dập. Sau đó bạn rửa sạch và để ráo nước.
  • Bọc kín: bạn nên cho rau thơm vào các hộp có nắp đậy kín (hoặc có để vào các túi nilon dày và cột lại). Sau đó bạn cho vào ngăn bảo quản rau trong tủ lạnh.
  • Nếu cần bảo quản lâu hơn bạn có thể dùng 1 chút dầu oliu để trộn và bảo quản trực tiếp trong ngăn đá trong tủ lạnh.

4. Những loại thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh

  • Các loại trái cây còn xanh, chưa chín như: dưa, quả đào, quả mận, đu đủ, xoài, cà chua, quả bơ, chuối,…
  • Các loại rau củ nặng mùi (gia vị): hành củ, tỏi củ, củ riềng… có thể bảo quản bên ngoài. Nếu bảo quản tủ lạnh bạn cần đậy trong hộp kín để tránh gây mùi.
  • Trà, cafe: có tính khử mùi mạnh nên sẽ gây mất mùi vị của các thực phẩm khác.

Nếu bạn đang tìm mua hộp bảo quản thực phẩm chất lượng cho gia đình có thể tham khảo: Hộp Đựng Thực Phẩm Tủ Lạnh 2 Lớp SHIMOYAMA

Tham khảo trên Shopee: Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *